Chuyển đến nội dung chính

Bảo vệ chống sét cho đèn đường năng lượng mặt trời như thế nào?

Nhiều loại đèn đường năng lượng mặt trời có bộ điều chỉnh để chuyển đổi điện áp đầu ra của tấm pin mặt trời thành điện áp cần thiết để sạc pin và phù hợp với điện áp hoạt động của đèn LED. Hai kim loại phổ biến được dụng để chế tạo đèn đường là thép nhẹ hoặc nhôm đúc. Và như chúng ta đã biết kim loại là một loại vật liệu dẫn điện rất tốt, đặc biệt là sấm sét. Do đó, trụ kim loại cắm đất cao trọc trời sẽ rất thu hút sét.

1. Tiêu chuẩn chống sét

Sét có thể làm hỏng bất kỳ thiết bị điện tử nào khi chúng “đánh” vào. Có nhiều cách để hạn chế và ngăn chặn điều này nhưng theo Tiêu chuẩn chống sét BS EN/IEC 62305, có một vài điểm chính chúng ta cần xem xét:

Khu vực chống sét (Lightning Protecting Zone – LPZ) có nghĩa là thiết bị cần được bảo vệ phải được đặt trong LPZ có đặc tính điện từ tương thích với khả năng chịu đựng cho phép hoặc khả năng miễn nhiễm của thiết bị. Nói chung, LPZ số vùng càng cao thì hiệu ứng điện từ dự kiến càng thấp. LPZ3 là xếp hạng cao nhất.

Cấp độ chống sét (Lightning Protection Levels – LPL). Có bốn cấp độ bảo vệ đã được xác định dựa trên các thông số thu được từ các tài liệu kỹ thuật được công bố trước đó. Người ta xác định 4 cấp độ này dựa trên việc thử nghiệm với Thiết bị chống sét lan truyền (Surge Protective Devices – SPDs) với tia sét trực tiếp 10/350μs và tia sét ở xa 8/20μs.

⚡ Các mức bảo vệ điện áp hoặc điện áp cho phép của các SPD được lắp đặt phải được tương thích với điện áp chịu được cũng như điện trở chịu được của các bộ phận thiết bị.

⚡ Điện áp mạch mở ở phía DC.

⚡ Nhiễu sóng hài.



2. Giải pháp phòng ngừa

Có rất nhiều đèn đường dùng năng lượng mặt trời phải hoạt động trong điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt. Những điều kiện này làm cho đèn đường rất dễ bị phóng tĩnh điện (Electrostatic Discharge – ESD). Việc kết nối các bộ phận không tương thích hoặc bảo vệ không đúng cách là những nguyên nhân chính hàng đầu gây ra thiệt hại do sét đánh.

Cột chống sét kim đơn: Lắp đặt đèn đường năng lượng mặt trời trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thanh chống sét kim đơn có thể hỗ trợ chúng ta hạn chế được các thiệt hại gây ra bởi sét. Nó có khả năng hấp thụ sét và sau đó dẫn xuống mặt đất một cách an toàn. Phương pháp này tương tự như những cọc chống sét của các tòa nhà cao tầng. Đây là phương pháp dễ dàng và rẻ tiền nhất để giúp hệ thống đèn của bạn tránh khỏi sét, nó có khả năng dẫn điện tốt và xả dòng tối đa lên đến 300kA. Cột chống sét kim đơn không cần bảo trì và chúng là giải pháp tốt để bảo vệ đèn đường của bạn khỏi các đợt “tấn công” của sét.

Thiết bị chống sét lan truyền: Thiết bị này có thể bảo vệ chống sét đánh cảm ứng. Giống như tia sét trực tiếp có thể gây thiệt hại lớn cho hệ thống đèn đường LED năng lượng mặt trời, thì các tia sét gián tiếp cũng có thể gây ra mức độ thiệt hại tương tự nếu hệ thống không được bảo vệ. Khi sét đánh tác động vào nguồn cung cấp điện, bộ chống sét lan truyền sẽ phản ứng nhanh ở trạng thái trở kháng (chỉ trong vòng vài nano giây) và phóng dòng sét xuống bề mặt đất một cách nhanh chóng. Thiết bị này sẽ giúp bạn hạn chế việc điện áp tăng đột biến (quá áp) gây ra bởi sét trong phạm vi chịu được và đảm bảo hệ thống được vận hành an toàn. Thiết bị này được sử dụng rộng rãi để bảo vệ các hệ thống điện mặt trời và các thiết bị điện khỏi điện áp cao.


Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cấu tạo của đèn led pha năng lượng mặt trời

Đèn LED pha là loại đèn cung cấp ánh sáng nhân tạo khá cao cho một số khu vực nhất định có không gian rộng lớn như các đấu trường, sân thể thao, bãi đậu xe hay những sân nhỏ hơn như sân sau, vườn, nhà cửa, đường lái xe… Có nhiều loại đèn có kích cỡ, màu sắc và công suất phù hợp với các khu vực khác nhau, bên cạnh đèn sợi đốt, bóng đèn halogen…, đèn pha LED năng lượng mặt trời được sử dụng rộng rãi, là một giải pháp chiếu sáng tiết kiệm, hoàn hảo phổ biến hiện nay.   Để có thể phát ra ánh sáng có công suất khá lớn cho nhiều khu vực khác nhau so với các loại đèn khác, đèn led pha năng lượng mặt trời gồm nhiều bộ phận khác nhau như vỏ đèn, chip LED, bộ nguồn, tấm pin…   Vỏ đèn làm bằng nhiều chất lượng khác nhau, phổ biến nhất là hợp kim nhôm, phủ lớp sơn tĩnh điện có độ bền cao với lớp silicon tỏa nhiệt cao, khả năng chống ẩm tốt, chống quá trình oxy hóa và bụi bẩn từ thời tiết bên ngoài.   Bên trong đèn được gắn nhiều con chip LED COB, SMD, sử dụng công nghệ thông minh, hi...

Đèn hắt sân vườn điểm nhấn độc đáo không thể bỏ qua

Ngày ngay, với nhu cầu sống ngày càng cao của của người trong cuộc sống hiện đại thì nhiều gia chủ đã không chỉ chú trọng đến không gian nội thất mà họ còn quan tâm đến việc làm bừng sáng cũng như làm đẹp không gian ngoại thất của khu vườn gia đình. Chính vì vậy, trong những năm gần đây thị trường đèn sân vườn cao cấp ngày càng được sôi động và phát triển để đáp ứng nhu cầu của con người. Đèn hắt sân vườn một trong những loại đèn trang trí sân vườn không thể thiếu để trang trí và chiếu sáng khuông viên biệt thự, khu chung cư, khu dạo phố. Vậy bạn đã biết gì về sản phẩm phổ biến này chưa? Nếu chưa thì hãy cùng  Hổ Vương Lighting  đi tìm kiểu nhé! Đèn hắt sân vườn là gì? Cùng là thiết bị chiếu sáng ngoại thất nhưng đèn hắt sân vườn lại khác so với những mẫu đèn ngoài trời khác như đèn trụ công cao cấp hay đèn trụ sân vườn nhập khẩu ở chỗ, đèn hắt sân vườn hiện đại là loại đèn được sử dụng với mục đích chính là để trang trí, làm đẹp không gian sống, tạo điểm nhấn cho một vật thể ...

Mẹo thay pin cho đèn năng lượng mặt trời tại nhà

Loại pin thường sử dụng cho đèn năng lượng mặt trời Có ba loại pin đối với đèn năng lượng mặt trời, bao gồm: - Nickel-cadmium (NiCd) - Nickel-metal Hydride (NiMH) - Lithium Pin NiCd là pin có thể sạc lại với tuổi thọ trung bình từ một đến hai năm. Điều cần thiết là phải thay thế pin ít nhất một lần mỗi năm. Pin NiCd chứa độc tố có hại trong khi đó pin NiMH thân thiện với môi trường và thường hoạt động tốt hơn pin NiCd, ngay cả khi sạc liên tục. Pin Lithium cung cấp năng lượng điện cao và giá thành cũng cao hơn rất nhiều. Pin lithium được biết đến với việc tạo ra điện áp từ 1,5 V đến 3,7 V tùy thuộc vào mô hình và các hợp chất hóa học được sử dụng. Pin của đèn năng lượng mặt trời được sạc đầy có thể cung cấp trung bình từ 10 đến 12 giờ chiếu sáng. Đèn sẽ sáng nhất khi được sạc đầy và sẽ bắt đầu mờ dần đi khi năng lượng cạn dần theo thời gian. Tại sao bạn cần phải thay pin cho đèn năng lượng mặt trời? Nguyên nhân chính gây ra lỗi ở đèn năng lượng mặt trời là pin không còn hoạt độ...